ĐỀ 1
Câu 1:
Câu 2:
Để đánh giá tác động của áp suất cần so sánh sự biế đổi của thể tích trước và sau phản ứng. Nếu sau phản ứng có sự giảm thể tích thì áp suất tăng làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận và ngược lại, áp suất không ảnh hưởng tới các phản ứng không thay đổi thể tích. Áp dụng vào phương trình trên ta có thể kết luận rằng: Khi tăng thể tích cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận vì có sự giảm thể tích.
Câu 3:
NaOH + H2S –> NaHS + H2O (1)
Ban đầu: 0,64mol 0,4mol 0
Phản ứng: 0,4mol <– 0,4mol –>0,4mol
Còn lại: 0,24mol 0mol 0,4mol
NaOH + NaHS —> Na2S + H2O (2)
bđ: 0,24mol 0,4mol 0mol
pư: 0,24 –>0,24 –> 0,24
còn: 0 0,16 0,24
nNaOH = V. d . C% : M = 80 . 1,28 . 25% : 40 = 0,64 mol
n = 8,96 : 22, 4 = 0,4 mol
(H2S)
Dựa vào (1), (2) ta tìm được số mol của NaHS, Na2S
CNaHS = 0,16 : 0,08 =2M
CNa2S = 0,24 : 0,08 = 3M
Câu 4:
Câu 3: Đây là dạng bài toán hỗn hợp hai kim loại tác dụng với axit ngoài cách giải truyền thống, các em có thể giải theo phương pháp bảo toàn electron.
Cách giải theo phương pháp truyền thống tham khảo bài giải ở trên đề 1
Cách giải theo phương pháp bảo toàn electron.
Xác định số oxi hóa ở trạng thái ban đầu và sau phản ứng.
Áp dụng định luật bảo toàn electron: số mol của chất cho electron = số mol chất nhận electron.
Giải:
Mg0 –> Mg2+ + 2e
x(mol) –>2x
Cu0 –> Cu2+ + 2e
y(mol) –>2y
S+6 + 2e –> S+4
0,06mol <– (0,672 : 22,4) = 0,03 mol
Theo đề b ài ta có:
24x + 64y = 1,12 (a)
Áp dụng định luật bảo toàn electron cho các quá trình trên ta có:
2x + 2y = 0,06 (b)
Giải (a), (b) ta được x = 0,02 mol; y = 0,01 mol
mCu = 0,01 . 64 = 0,64 g
mMg = 0,02 . 24 = 0,48g.
Nhận xét: cách giải nay có ưu điểm là giải nhanh, không cần viết phương trình phản ứng, chỉ cần xác định trạng thái ban đầu và trạng thái cuối của các chất có số oxi hóa thay đổi, thích hợp với đề thi trắc nghiệm. Nếu các em thi tự luận thì phải giải theo phương pháp truyền thống.
PHẦN RIÊNG
Cơ bản
Câu 5A:
Hiện tượng axit sunfuric đặc háo nước sẽ hút nước của dung dịch KBr. Nếu axit sunfuric dư sẽ tác dụng với KBr đậm đặc có hiện tượng sủi bọt khí, dung dịch có màu nâu đỏ của brom.
H2SO4 đặc + H2O –> H2SO4 .H2O
3H2SO4 đặc + 2KBr —> SO2 + Br2 + H2O + 2KHSO4
Câu 6A:
Dùng tàn đóm đưa vào các lọ khí trên nếu lọ khí nào bùng cháy => khí đó là oxi.
Hai khí còn lại dùng cánh hoa hồng (hoặc giấy màu) sau một thời gian khí nào làm nhạt màu cánh hoa hồng = > khí đó là SO2 (vì SO2 có khả năng tẩy màu).
Vậy còn lại là khí H2S.
Câu 7A:
ms = 3,2 . 106 . 80% = 2,56. 106 g
nS = 2,56. 106 : 32 = 0,08. 106 mol
Các phương trình phản ứng:
2S + O2 –> 2SO2 (1)
0,08.106mol –> 0,064.106
xt, to
2SO2 + O2 –> 2 SO3 (2)
0,064.106 –> 0,0512.106
SO3 + H2O –> H2SO4 (3)
0,0512.106 –> 0,04096.106
Hiệu suất các quá trình là 80%.
Dựa vào kết quả tính số mol ở các phương trình (1), (2), (3) ta được:
mct = 0,04096.106 . 98 = 4,014 .106 g
mdd = mct : C% . 100% = 4,014 .106 : 98% . 100% =4, 096. 106 g
V = mdd : d = 4, 096. 106 : 18,4 = 0,222.106 ml
=222 lit
Nâng cao
Câu 5B:
Hiện tượng trong môi trường trung tính không xảy ra, nhưng trong môi trường axit lại xảy ra và có hiện tượng là sủi bọt khí, thuốc tím mất màu.
5H2O2 + 2KMnO4 + 3H2SO4 –> 5O2 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Câu 6B:
Trích một ích dung dịch làm mẫu thử
– Đầu tiên dùng dung dịch Ca(OH)2 dung dịch nào cho kết tủa màu trắng là K2SO4
Ca(OH)2 + K2SO4 –> CaSO4 + 2KOH
– Tiếp tục cho dung dịch AgNO3 vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử xuất hiện kết tủa trắng là KCl, mẫu thử xuất hiện màu vàng da cam là KI, còn lại KNO3 không có hiện tượng..
AgNO3 + KCl — > AgCl + KNO3
AgNO3 + KI — > AgI + KNO3
Dựa vào nồng độ cân bằng của NH3 và N2, H2.
Ta suy ra được nồng độ của N2 và H2 đã phản ứng từ đó suy ra được nồng độ của N2 và H2 ban đầu.
N2 + H2 2NH3
Ban đầu C(N2) C(H2) 0
Phản ứng 0,2 <– 0,6 < — 0,4
Còn 0,01 2 0,4
= > C(N2) = 0,01 + 0,2 = 0,21 M
C(H2) = 2 + 0,6 = 2,6 M
Trả lời